Khám Phá Cố Cung Với Những Bí Mật “Động Trời” Chưa Từng Tiết Lộ

Thủ đô Bắc Kinh xa hoa, tráng lệ chứa đựng bao dấu ấn lịch sử Trung Hoa. Du khách muốn tìm hiểu về những câu chuyện kì bí của các triều đại xưa nhất định phải đến Cố Cung. Nơi đây là cung điện từ thời nhà Minh đến cuối Nhà Thanh của Trung Quốc. Cùng Đi chơi Trung Quốc khám phá những sự thật về Tử Cấm Thành nhé. 

>> Xem thêm:

1. Giới Thiệu Tổng Quan Về Cố Cung – Tử Cấm Thành Trung Quốc – Tìm Hiểu Về Cố Cung Của Trung Quốc

Cố Cung hay còn gọi là Tử Cấm Thành tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Nơi đây là cung điện của 24 triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Các cung điện đồ sộ trong Cố Cung được khởi công xây dựng vào 1406 và hoàn thành vào 1420. Với diện tích rộng lớn lên đến 720.000 m2, du khách đều choáng ngợp khi ngước nhìn 800 công trình cung tẩm và 9999 phòng.

Bên trong Tử Cấm Thành còn có viện bảo tàng Cố Cung. Vào năm 1987, Cố Cung được Unesco công nhận là Di sản thế giới khiến người dân Trung Quốc hết sức tự hào. Một công trình nguy nga, tráng lệ như thế này chắc chắn phải có sự góp sức của rất nhiều kiến trúc sư và nhà thiết kế. Trong đó có thái giám Nguyễn An là người Việt Nam. Đặc biệt, con số nhân lực ước tính lên tới 1 triệu người để xây dựng nên Cố Cung.

Thông tin chi tiết:

– Địa điểm: 4 Jingshan Front St, Dongcheng, Beijing, Trung Quốc, 100009

– Giờ mở cửa:

  • 1 Tháng 4 – 31 Tháng 10: 8h30 – 17h (Lượt vào cuối cùng: 16h10)
  • 1 Tháng 11 – 31 Tháng 3: 8h30 – 16h30 (Lượt vào cuối cùng: 15h40)

– Giá vé:

  • Tháng 4 – Tháng 10: 60 tệ
  • Tháng 11 – Tháng 3: 40 tệ

> Khám phá ngay Top 7 Đền Chùa Ở Bắc Kinh Nổi Tiếng Thu Hút Du Khách Nhất

2. Tham Quan Lối Kiến Trúc Uy Nguy Tráng Lệ Bậc Nhất Bắc Kinh Trung Quốc – Hình Ảnh Cố Cung Trung Quốc

2.1. Kiến trúc đối xứng Nam – Bắc

Bước vào khuôn viên Tử Cấm Thành, du khách sẽ thấy thú vị bởi lối kiến trúc đối xứng độc đáo này. Cung điện nguy nga, tráng lệ này là nơi đại diện cho quyền lực tối thượng của Hoàng đế. Chính vì vậy, tất cả cổng và các sảnh quan trọng được bố trí đối xứng trên một trục trung tâm từ Bắc đến Nam. Thật hiếm có công trình nào được đầu tư công sức và thiết kế kĩ càng đẹp mắt đến vậy.

2.2. Màu sắc hoàng gia

Từ xưa đến nay, mọi người đều quan niệm rằng màu vàng là biểu tượng cho quyền lực tối cao. Trong thời đại nhà Minh và Thanh cũng vậy, Cố Cung được sử dụng dành cho hoàng tộc. Bên cạnh đó, màu đỏ đem lại may mắn và hạnh phúc cũng được sử dụng trong Tử Cấm Thành. Tham quan cung điện lộng lẫy bạn sẽ thấy nơi đây sử dụng màu vàng và đỏ làm sắc chủ đạo. Toàn bộ cột trụ, bức tường, cửa ra vào đều sơn màu đỏ và mái lợp ngói lưu ly màu vàng. Tất cả tạo thành bức tranh rực rỡ, trang nghiêm cho Cố Cung Trung Quốc.

2.3. Công trình gỗ cao cấp nhất thời xưa

Tử Cấm Thành được xây dựng từ các tổ hợp kiến trúc gỗ cổ xưa nhất và vẫn được bảo tồn nguyên vẹn đến nay. Các vật liệu sử dụng đều là những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam, men ngọc An Huy,… Đặc biệt, các dầm nhà được làm từ gỗ cây Trinh Nam quý hiếm. Bạn sẽ không tìm thấy bất kì chiếc đinh nào ở đây bởi tất cả các khớp gỗ được tạo tác đan xen với nhau. Quả là công trình kì công phải không nào?

2.4. Trang trí mái điện

Chắc hẳn ít ai để ý đến các chi tiết trên mái điện khi tham quan Cố Cung. Nhưng nếu nhìn kĩ một chút bạn sẽ nhận ra dãy các linh vật được khắc trên mái điện. Điển hình là rồng, phượng và sư tử. Các con vật tượng trưng cho quyền lực trong văn hóa Hoa Lục. Để xây dựng và trang trí độc đáo như vậy đòi hỏi sự tỉ mỉ vô cùng.

2.5. Sư tử đồng/đá

Thông thường, khi xem các bộ phim cổ trang hay cung điện thời xưa, chúng ta đều ấn tượng bởi các chú sư tử canh giữ oai phong trước cổng. Theo quan niệm của người Trung Quốc, sư tử là chúa tể muôn loài và tượng trưng cho sức mạnh. Chính vì vậy, không quá khó hiểu khi sư tử đá và đồng được đặt ở Cố Cung. Linh vật này biểu tượng cho sự canh giữ và bảo vệ hoàng gia. Hầu như các cổng, cửa trong Tử Cấm Thành đều xuất hiện đôi sư tử uy nghi.

> Click ngay Top 10 Công Viên Ở Bắc Kinh Cần Khám Phá Khi Đến Trung Quốc

3. Những Điểm Đến Chính Trong Tử Cấm Thành – Bên Trong Tử Cấm Thành

Cố Cung được xây dựng kiên cố bên trong tường thành tạo thành khối hình chữ nhật. Kéo dài từ Bắc đến Nam dài 961m, từ Đông sang Tây dài 753m, tường thành cao 10m, dài 3.4km với hào sâu bao quanh thành như một cấm địa được bảo vệ chặt chẽ. Thiết kế độc đáo của Tử Cấm Thành với 4 tòa tháp canh tại 4 góc thành. Những tòa tháp được xây dựng theo kiến trúc, kiểu mái công phu.

Bên cạnh đó, 4 mặt tường thành có 4 cổng chính nối với cầu thông ra bên ngoài. Phía Bắc là Thần Vũ môn, phía Nam là Ngọ môn, phía Đông là Đông Hoa môn và phía Tây là Tây Hoa Môn. Toàn bộ Cố Cung được chia làm 2 khu vực chính: Nội đình và Ngoại đình. Trong đó, Nội đình ở phía Bắc là Hậu cung nơi ở, sinh hoạt, hội họp của Hoàng đế và Hoàng thất. Còn Ngoại đình ở phía Nam dành cho việc tiến hành các lễ nghi.

> Xem ngay Top 10 Điểm Đến Lịch Sử Ở Bắc Kinh phải ghé thăm

3.1. Điện Thái Hòa

Tham quan Cố Cung bằng cổng Ngọ Môn ở phía Nam, bạn sẽ bắt gặp điện Thái Hòa ngay trước mắt. Cửa Thái Hòa dẫn lối vào điện là 1 trong 3 cửa vào điện lớn nhất ở Tử Cấm Thành. Hai bên lối vào được đặt 2 chú sư tử đồng bảo vệ uy nghi đại diện cho sức mạnh Thiên triều.

Có thể nói điện Thái Hòa tượng trưng cho quyền lực Hoàng đế và là nơi quan trọng nhất. Vào thời nhà Minh, điện được dùng để bàn chuyện chính sự và thiết triều. Nhưng qua đời nhà Thanh, Hoàng đế quyết định chọn cung Càn Thanh để thay thế. Và điện Thái Hòa chuyển thành nơi tổ chức nghi lễ. Đến đây bạn sẽ thấy hầu hết hoa văn hình rồng được sử dụng để trang trí. Điều này mang ý nghĩa tượng trưng cho các Hoàng đế thời xưa.

3.2. Cung Càn Thanh

Tiếp tục đi qua Càn Thanh môn tại Cố Cung, du khách sẽ đến với cung Càn Thanh. Nền đá cẩm thạch đơn cấp cùng 2 lớp mái ngói lưu ly tạo sự trang trọng, cổ kính cho cung điện. Bên trong cung Càn Thanh được chia làm 2 phần với tổng cộng 18 phòng và 54 chiếc giường. Hoàng đế thường chọn một giường ngẫu nhiên vào mỗi đêm để yên giấc.

Đến thời Ung Chính lại có sự thay đổi khi ông không muốn tiếp tục sống trong cung điện này. Thực hư mâu thuẫn giữa ông và Hoàng đế Khang Hy đời trước vẫn còn là dấu hỏi. Tuy nhiên, không rõ có phải vì lí do đó mà ông chuyển qua Dưỡng Tâm điện để sống hay không. Từ đó, cung Càn Thanh trở thành nơi thiết triều, xét xử, tiếp đón và tổ chức các buổi yến tiệc.

Chiếc ngai vàng Hoàng đế lộng lẫy, oai phong đặt ngay giữa cung điện tạo sự thích thú cho du khách. Từng đường nét được chạm khắc tinh xảo cùng chiếc bàn Hoàng đế dùng viết chiếu chỉ và phê duyệt công văn. Khi chiêm ngưỡng cung điện, tấm biển với dòng chữ Hán phía trên ngai vàng lọt vào mắt bạn ngay lập tức. Với ý nghĩa “Chính Đại Quang Minh” nhắc nhở vị Hoàng đế khi ngồi lên chiếc ngai vàng này phải làm việc ngay thẳng, chính trực.

Kể từ thời Ung Chính, người kế vị là người được viết tên trong tờ chiếu giấu sau tấm biển. Các đại thần sẽ thuận theo tờ chiếu này để tuyên bố người kế vị và tiến hành nghi lễ đăng quang sau khi Hoàng đế băng hà.

3.3. Cung Khôn Ninh

Sau khi tham quan cung Càn Thanh tại, tiếp tục đi về phía Bắc du khách sẽ thấy cung Khôn Ninh. Được xây dựng vào năm 1420, nơi đây là chính cũng dành cho các Hoàng hậu trong Cố Cung. Không gian bên trong cung điện gồm 9 hành lang rộng với 3 phòng lớn. Mái ngói lưu ly màu vàng óng lấp lánh ánh hào quang trong nắng.

Đến thời nhà Thanh, cung điện rộng lớn này được dùng làm lễ động phòng và điện tế thần. Còn các Hoàng hậu chuyển sang Dưỡng Tâm điện sống cùng Hoàng đế. Chốn hậu cung xưa nay là nơi xảy ra nhiều chuyện thị phi giữa các phi tần, hoàng thất. Bạn sẽ có cơ hội nghe những câu chuyện kì bí xảy ra tại cung Khôn Ninh qua lời kể của hướng dẫn viên.

3.4. Dưỡng Tâm điện

Đi về phía Tây Nam cung Càn Thanh, du khách sẽ bắt gặp Dưỡng Tâm điện. Cung điện này được xây vào thời nhà Thanh với mục đích làm thư phòng của Hoàng đế. Tuy nhiên, từ thời Ung Chính trở về sau, nơi đây còn được sử dụng làm phòng họp bàn triều chính hàng ngày của vua. Bên cạnh đó, Hoàng đế cũng thường nghỉ ngơi thư giãn tại Dưỡng Tâm điện. Chính vì thế, thiết kế của cung điện gồm nhiều phòng với chức năng đa dạng. Có thể kể đến: phòng làm việc, phòng ngủ, các phòng nhỏ bàn việc cơ mật, gian điện bái Phật…

3.5. Ngự Hoa viên

Trong cung điện của những triều đại chắc chắn không thể thiếu nơi để Hoàng đế thưởng nguyệt, ngắm hoa. Cố Cung cũng sở hữu Ngự Hoa viên hay còn gọi là Vườn Thượng Uyển được xây dựng với mục đích đó. Tọa lạc ở phía sau cùng của Tử Cấm Thành, nơi đây có không gian yên tĩnh, trầm mặc.

Bước vào khu vườn, du khách cảm nhận sự thư thái trong cảnh sắc thiên nhiên ngập tràn. Với diện tích 11.000 m2, nhiều loài cây cảnh quý hiếm, cây cổ thụ lâu năm được trồng và chăm sóc tỉ mỉ. Bên cạnh đó, một số công trình kiến trúc như: vọng lâu, đình, đài, lầu các… được xây dựng phục vụ nhà vua đọc sách, ngâm thơ, ngắm trăng.

> Khám phá ngay Top 12 Cảnh Đẹp Ở Bắc Kinh Đẹp Nổi Tiếng

4. Tử Cấm Thành Và Những Chuyện Bí Ẩn Chưa Kể – Huyền Bí Tử Cấm Thành

4.1. Giải mã cái tên Tử Cấm Thành

Bạn có thắc mắc tại sao lại là Tử Cấm Thành mà không phải tên gọi khác không? Theo tương truyền, các vị Hoàng đế thời xưa tự cho mình là “chân mệnh thiên tử”. Đã là con của trời thì đương nhiên quyền lực tối thượng sẽ tập trung vào tay họ. Thậm chí có quyền hô mưa gọi gió hay xoay chuyển càng khôn. Và nơi họ ở phải là bản sao của thiên cung trên trời, nơi các vị thần ngự trị.

Chính vì vậy, nơi này cực kì thiêng liêng và thường dân không được phép bước tới. Tên gọi Tử Cấm Thành ra đời từ đó. Chữ “Tử” ở đây có nghĩa là con trời còn “Cấm Thành” là cấm thường dân đến đây. Trong Cố Cung, bên cạnh Hoàng đế, các phi tử cùng con cháu hoàng gia sinh sống thì chỉ có các cung nữ, thái giám và vương công đại thần mới được phép lui tới. Đặc biệt, dưới triều Thanh, Tử Cấm Thành cũng hạn chế vương công đại thần ra vào.

Thông thường chỉ có 6 loại người được phép ra vào Cố Cung. 3 loại đàn ông là người đưa than, người đưa hoa, quân nhân vào dọn tuyết. 3 loại phụ nữ là vú nuôi, nữ lang y và bà đỡ đẻ. Tuy nhiên, họ cũng phải tuân thủ giờ giấc và chỉ được phép vào một nơi nhất định chứ không được đi tùy tiện. Điều này cho thấy Tử Cấm Thành là chốn cung điện uy nghiêm bậc nhất cực khó để bước chân vào.

4.2. Không có nhà vệ sinh nào được xây dựng

Trước khi bước vào Cố Cung, bạn sẽ được hướng dẫn viên nhắc nhở phải đi vệ sinh trước vì bên trong hoàn toàn không có toilet. Tuy được xây dựng hoành tráng với 9999 gian phòng nhưng bạn không thể tìm ra nhà vệ sinh ở đây. Nguyên nhân do thời xưa quan niệm nhà vệ sinh là nơi ô uế nên không được phép xây dựng trong cung điện. Mọi người muốn đi đều phải sử dụng chậu và thùng vệ sinh.

Tất cả dụng cụ này được thiết kế với nắp đậy và chứa tro rơm rạ hoặc tro cỏ. Chất thải sau khi giải quyết nhu cầu sinh lí xong cũng được xử lí lập tức nên không hề phát ra mùi hôi thối. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cả chậu và thùng vệ sinh ở Tử Cấm Thành cũng được phân chia cấp bậc. Cung nữ và thái giám chỉ được sử dụng các dụng cụ làm bằng sứ thô. Còn vua, hoàng hậu và phi tần thì dùng đồ vật cầu kì và thoải mái hơn.

4.3. Lãnh cung trong Tử Cấm Thành

Cố Cung vào thời xưa có một nơi rất ai oán là Lãnh cung. Theo lời các vị thái giám kể rằng chỉ cần làm phật lòng vua thì đều bị trừng phạt. Cho dù người đó là Hoàng hậu hay các phi tần đều có nguy cơ bị thất sủng và giam cầm tại Lãnh cung cho đến chết. Vị trí của Lãnh cung trong Tử Cấm Thành đến giờ vẫn còn là dấu chấm hỏi lớn. Có suy đoán cho rằng thực chất Lãnh cung là một nơi không cố định.

Đáng sợ nhất là khi các phi tần bị cấm túc, họ sẽ ở trong cung cô độc không được tiếp xúc với bất cứ người hay đồ vật nào. Cung Càn Tây ở phía Tây của Ngự Hoa viên được sử dụng làm Lãnh cung vào thời nhà Minh. Bên cạnh việc giam giữ các phi tần, Lãnh cung còn là nơi giam giữ đàn ông. Dưới cái tên cung Tiêu Diêu vào thời nhà Minh, nơi này là địa điểm giam giữ những người cờ bạc, rượu chè, dắt chó đi dạo, cầm lông chim đi chơi…

Vị Hoàng đế bấy giờ là Chu Nguyên Chương có ác cảm với sự lười biếng. Ngài đã ra quy định cho quần thần và dân chỉ được nghỉ 3 ngày trong năm là năm mới, đông chí và sinh nhật của ông. Lãnh cung còn giam giữ phạm nhân, thái giám và bỏ đói họ cho đến chết.

4.4. Bí ẩn đằng sau hàng trăm miệng giếng trong Tử Cấm Thành

Đi dạo xung quanh Cố Cung bạn sẽ bắt gặp rất nhiều miệng giếng. Đừng dại dột nhìn xuống những chiếc giếng này nhé. Lỡ đâu bạn bắt gặp hình bóng một trong những người chết oan thời xưa hiện lên đấy. Có tới gần 80 miệng giếng nên trong Tử Cấm Thành không bao giờ thiếu nước. Tuy nhiên, nước ở đây lại không được sử dụng nhằm mục đích sinh hoạt. Nguyên nhân có lẽ giếng nước là công cụ đấu đá và thanh trừng nhau.

Việc các phi tần bỏ thuốc xuống giếng để kẻ thù mắc bệnh, mất khả năng mang thai hay đầu độc giết người là chuyện thường tình trong cung. Theo lời thái giám nhà Thanh, giếng nước còn là “nấm mồ nước” của cung nữ, thái giám, phi tần. Các cung nữ xuất thân nghèo khổ nếu may mắn sở hữu nhan sắc hơn người có thể được vua ân sủng. Ngược lại, họ sẽ phải làm công việc vất vả và bị phi tần, nữ quan chèn ép.

Khi vượt quá sức chịu đựng, những cung nữ đáng thương này phải gieo mình xuống giếng tự tử. Hơn thế nữa, đây là địa điểm thuận tiện cho việc giết người diệt khẩu, phi tang thi thể. Lịch sử từng có câu chuyện kể rằng Từ Hy thái hậu đẩy Trân Phi xuống giếng nhằm thanh trừng đứa con dâu đáng ghét.

> Xem ngay Top 15 Điểm Tham Quan Ở Bắc Kinh Nổi Tiếng Nhất

4.5. “Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa

Một câu chuyện kì bí xảy ra tại Cố Cung vào 8/7/1905. Khi đội tuần tra đi tuần tam điện vô tình phát hiện song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi xuống. Dừng lại thì họ nghe thấy tiếng người bên trong. Một người nào đó đang nhảy múa trong điện xuất hiện sau khi cửa chính mở ra. Ngay lập tức người này được bắt giữ và tra hỏi.

Tang vật thu được gồm một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím, một chiếc khăn mùi xoa hoa tím…

Theo lời khai thì anh ta là Giả Vạn Hải, 29 tuổi, người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Quan sát và nhận thấy rằng người này có nhiều biểu hiện bất thường. Chẳng hạn như ánh mắt ngây dại, lời nói luyên thuyên thiếu logic, có dấu hiệu thần kinh. Sau một tháng điều tra xét hỏi không thu được kết quả khả quan, người này đã bị treo cổ.

Đến Bắc Kinh bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về Cố Cung của Trung Quốc nhé. Đi chơi Trung Quốc hi vọng bạn sẽ có cho mình những cảm xúc đáng nhớ khi khám phá báu vật lịch sử vô giá của Hoa Lục. 

>> Xem thêm:

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *